• 0944 689 079
  • ctyxdthienlongphat@gmail.com
XÂY DỰNG MỘC QUỲNH XIN KÍNH CHÀO QUÝ VỊ. ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG NHÀ PHẦN THÔ CHUẨN: 3.500.000 Đ – 3.700.000 Đ/M2. ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG NHÀ TRỌN GÓI TỪ 4.950.000 Đ – 6.700.000 Đ/M2.

Hướng dẫn lập bảng dự án sửa chữa nhà chi tiết nhất

Hiện nay nhu cầu sửa chữa nhà ngày càng gia tăng, bởi nhiều người muốn thay đổi không gian sống mới hoặc muốn thay đổi kiểu kiến trúc đã lỗi thời. Bảng dự toán sửa chữa nhà là yếu tố quan trọng khi tiến hành cải tạo lại nhà, vì bảng dự toán này không chỉ đảm bảo tiến độ thi công, mà còn giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, lập bảng dự toán sửa chữa nhà như thế nào cho phù hợp? Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn mọi người cách lập bảng dự án sửa chữa nhà chi tiết nhất.

Bảng dự án sửa chữa nhà là gì?

Bảng dự án sửa chữa nhà được hiểu nôm na là một bảng dự tính chi tiết về các chi phí và công việc cần thực hiện trong quá trình sửa chữa nhà. Việc lập bảng dự án này sẽ giúp gia chủ lên kế hoạch rõ ràng những gì cần sửa chữa, từ đó có kế hoạch chi tiêu phù hợp và tiết kiệm. Đồng thời, đây cũng chính là cơ sở để gia chủ hay các nhà đầu tư giám sát chặt chẽ quá trình thi công và sử dụng chi phí khi xây dựng.

Bảng dự án sửa nhà là gì?

Khi nào cần lập bảng dự án sửa chữa nhà?

Khi sửa chữa một công trình, việc lập bảng dự án sẽ giúp chủ nhà có kế hoạch chi tiết về từng hạng mục cần sửa chữa, thay thế, từ đó tránh khỏi những sai sót trong quá trình thi công. Đặc biệt là đối với những người không có hiểu biết nhiều về giá cả vật liệu xây dựng, việc lập bảng dự án sửa nhà là vô cùng cần thiết khi muốn sửa chữa, nâng cấp nhà ở. Vậy khi nào cần lập bảng dự án sửa nhà?

  • Muốn sửa chữa nhà nhưng không biết tính toán chi phí cần dùng cho việc thi công, hoặc lo ngại sẽ phát sinh thêm chi phí ngoài ý muốn.
  •  Gặp trở ngại về vấn đề xin giấy phép sửa chữa nhà.
  • Băn khoăn, không biết lựa chọn đơn vị sửa chữa nhà nào cho uy tín, vì hiện nay nhiều đơn vị sửa chữa nhà kém chất lượng phát triển ngày càng nhiều.
  • Không biết thiết kế nhà như thế nào cho phù hợp với công năng sử dụng của mỗi phòng, cũng như đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Ưu điểm của bảng dự án sửa chữa nhà

Trên thực tế, so với việc sửa chữa nhà không có kế hoạch cụ thể thì việc lập bảng dự án sửa chữa nhà sẽ mang đến nhiều ưu điểm hơn.

  • Giúp gia chủ lên kế hoạch chi tiêu phù hợp và tiết kiệm hơn
  • Tránh được tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu hoặc gặp khó khăn trong quá trình thi công sửa chữa
  • Tránh việc phát sinh thêm nhiều chi phí không đáng có
  • Quy mô và diện tích sửa chữa đúng như dự định ban đầu
  • Từng hạng mục được đề ra sẽ được hoàn thành đúng tiến độ.
  • Lựa chọn đơn vị sửa chữa nhà phù hợp và tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ giữa hai bên.
Ưu điểm của việc lập bảng dự án sửa nhà là gì?

Nội dung của bảng dự án sửa chữa nhà

Mỗi bảng dự án sửa chữa nhà đều có những nội dung cụ thể cần thực hiện để sửa chữa hay thay thế. Dưới đây là nội dung 2 bảng mẫu dự án sửa nhà mà bạn có thể tham khảo:

Bảng mẫu dự án sửa chữa nhà ở cơ bản

  • Phá dỡ nhà cũ và dọn dẹp đống phế liệu để tạo không gian thi công mới.
  • Tạo nền móng và gia cố nền móng cho nhà mới
  • Xây dựng phần thô với các phần gồm: bể ngầm, khung bê tông cốt thép, tường bao quanh phía ngoài với các vách chia ở bên trong.
  • Phần hoàn thiện sửa chữa nhà gồm: hệ thống điện và cấp thoát nước, ốp lát và trát tường, lắp ráp thiết bị, sơn bả, lát sàn gạch, gỗ,…

Bảng mẫu dự án sửa chữa nhà ở thông dụng

  • Tháo dỡ và đập phá nhà cũ
  • Thi công móng nhà mới
  • Thi công xây tô tường
  • Thi công ốp lát sàn gạch/ gỗ
  • Thi công đá hoa cương
  • Thi công lắp đặt hệ thống điện nước
  • Thi công lắp ráp cửa
  • Thi công sơn tường
  • Thi công lắp mái tôn
  • Thi công trần thạch cao

Các bước lập bảng dự án sửa chữa nhà bạn cần biết

Để lập bảng dự án sửa chữa nhà, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lập bảng dự án chi phí phá dỡ

Khi thực hiện sửa chữa nhà, việc phá dỡ nhà cũ là bước đầu tiên cần thực hiện, bao gồm những công việc nhỏ lẻ sau:

  • Phá dỡ nhà cũ hoặc các công trình cũ.
  • Đập gạch và loại bỏ các phế liệu xây dựng cũ
  • Vận chuyển gạch, các phế liệu ra khỏi mặt bằng cần thi công xây dựng
  • Dọn dẹp toàn bộ những tàn tích của công trình để tạo không gian xây dựng sạch sẽ và gọn gàng.

Với mỗi công việc trên, bạn cần tính toán cụ thể về từng khối lượng công việc, cần thuê những đơn vị nào, để từ đó tính toán chi phí trong bảng dự án phá dỡ này là bao nhiêu.

Kinh nghiệm sửa chữa nhà ở rất cần thiết dành cho nhà cũ
Bước 1: Lập bảng dự án chi phí phá dỡ

Bước 2: Lập bảng dự án chi phí làm móng

Đối với bất kỳ công trình xây dựng nào, phần móng nhà là phần vô cùng quan trọng và cần được chú trọng, bởi nó quyết định đến chất lượng và kết cấu của một ngôi nhà. Để phần móng nhà được đảm bảo chất lượng, gia chủ cần phải thực hiện công việc sau đây:

  • Kiểm tra móng cũ và đất nền xem việc tạo móng mới có phù hợp hay không
  • Tạo phần móng nhà mới trên mặt bằng xây dựng đã đăng ký
  • Gia cố phần móng nhà mới.

Tương tự như bước 1, gia chủ cần tính toán cụ thể về các chi phí cần bỏ ra cho việc tạo móng và gia cố móng mới cho ngôi nhà.

Bước 3: Xây dựng phần thô cho ngôi nhà

Xây dựng thô là phần không thể thiếu trong một bảng dự án sửa chữa nhà và ở bước này, gia chủ cần lập dự án cho các công việc sau:

  • Xây dựng bể ngầm
  • Xây khung bê tông
  • Xây tường bên ngoài với các ngăn chia bên trong.

Gia chủ cần tính toán cụ thể mức chi phí dự tính dành cho thuê nhân công và sử dụng nguyên vật liệu trong mỗi hạng mục.

Bước 4: Dự toán chi phí hoàn thiện ngôi nhà

Sau khi hoàn thành xong phần xây dựng thô, bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện là hoàn thiện việc sửa chữa ngôi nhà. Chi phí được sử dụng cho bước này sẽ được phân chia cụ thể cho những công việc sau:

  • Hoàn thiện việc lắp đặt các hệ thống điện và nước bên trong nhà
  • Lát nền gạch/ gỗ cho sàn và tường nhà cho tường không gian trong nhà.
  • Sơn bả và sơn chống thấm nước
  • Hoàn thiện phần trát tường
  • Mua sắm các thiết bị nội thất để trang trí nhà cửa
  • Thiết kế, trang trí nội thất và ngoại thất
  • Dán tường bằng giấy dán tường chuyên dụng
  • Trang trí các không gian trong nhà với những món đồ nội thất phù hợp
Bước 4: Dự toán chi phí hoàn thiện ngôi nhà

Dựa vào những bảng chi phí đã được lập trên, mọi người hãy lên kế hoạch cụ thể để hoạch định ngân sách, vì giá vật liệu thường thay đổi tùy theo từng thời điểm. Tùy theo nhu cầu sửa chữa của mọi người  mà cân nhắc kế hoạch cụ thể để lựa chọn cho mình giải pháp sửa chữ tối ưu và phù hợp nhất.

Lưu ý khi thực hiện lập bảng dự án sửa chữa nhà 

  • Nên tham khảo giá thị trường của từng nguyên vật liệu trước khi lập bảng dự án sửa chữa nhà.
  • Nên tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân hãy những chuyên gia trong trường hợp gặp khó khăn khi lập bảng dự án sửa chữa
  • Tính toán cụ thể và chi tiết những vật liệu cần sử dụng khi thi công sửa chữa nhà
  • Có thể tham khảo một số mẫu bảng dự án sửa chữa nhà để lập cho mình một bản phù hợp
  • Viết đơn xin đo lại diện tích đất cần sửa chữa theo mẫu đơn đề nghị đo lại đất,  để xác định diện tích đất của mình, cũng như tránh tranh chấp đất đai về sau.
Một số lưu ý khi thực hiện lập bảng dự án sửa nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0944 689 079